Ngành may mặc là một thế giới đa sắc màu với vô số chất liệu để tạo nên những bộ trang phục khác nhau. Bạn đã hiểu hết về những chất liệu thường gặp trên quần áo của mình chưa? Hãy cùng Zumi điểm qua một vài chất liệu phổ biến nhất nhé!
1. Vải Cotton
Sợi cotton hay còn gọi là sợi bông là loại sợi mềm tự nhiên, mọc quấn quanh hạt của cây bông vải – một loại cây bản địa tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loại sợi tự nhiên được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành may mặc hiện nay.
Sợi bông có khả năng thấm hút rất cao, có thể thấm nước tới 65% so với trọng lượng. Ngoài ra loại sợi này rất dễ làm sạch, dễ nhuộm màu, thân thiện với da người và không gây kích ứng.
Chất liệu cotton nói chung có nhiều loại: 100% cotton, 65% cotton, 35% cotton… tùy theo tỷ lệ cotton tự nhiên có trong thành phần. Tỷ lệ cotton càng cao, vải càng có chất lượng tốt, phát huy đầy đủ những đặc tính tích cực của sợi bông, và đương nhiên giá thành cũng có phần nhỉnh hơn.
Vải cotton mang cảm giác thoải mái cho người mặc
Ưu điểm
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc.
- Sợi tự nhiên, không gây kích ứng, dị ứng cho da, thân thiện với môi trường.
- Độ bền cao, dễ nhuộm, dễ pha trộn với các loại chất liệu khác nhằm phù hợp với mục đích sử dụng.
Khuyết điểm
- Dễ nhăn trong quá trình sử dụng.
- Cotton 100% khá cứng và có giá thành cao. Để khắc phục khuyết điểm này, người ta thường pha thêm sợi Spandex giúp chất liệu trở nên mềm mại và giá thành rẻ hơn, phù hợp với trang phục cho nữ hơn.
>> Xem thêm các mẫu áo thun đồng phục cotton tại đây
2. Vải Kaki
Kaki hay còn gọi là Khaki, được quân đội Anh sử dụng tại Ấn Độ năm 1848 làm trang phục ngụy trang cho quân đội bởi màu sắc tiếp với màu đất bụi.
Vải kaki thường được dệt từ 100% sợi bông cotton hoặc cotton đan chéo với sợi tổng hợp, tùy mục đích sử dụng. Phương pháp dệt phổ biến là dệt bằng máy, kết hợp sợi dọc và ngang, thành phẩm cho ra mặt vải có vân chéo. Vải tuy dày nhưng khá mềm và mượt.
Vải kaki có tuổi thọ cao
Chất liệu kaki thường được phân thành các loại:
- Kaki không thun (không co giãn): Đây là loại vải có cấu trúc bền chắc, cứng cáp, ít nhăn, thường được ứng dụng trong âu phục cho nam nhằm tạo sự gọn gàng, đứng đắn.
- Kaki thun (có co giãn): Chất liệu này thường được pha thêm sợi Spandex với tỷ lệ 5% - 10% nhằm tăng độ mềm mại và co giãn. Loại vải này được ứng dụng nhiều trong cả trang phục nam và nữ, trông đứng đắn và thanh lịch nhưng vẫn mang lại sự thoải mái cho người mặc.
- Kaki Cotton: Được dệt từ sợi bông tự nhiên nên chất liệu này rất thoáng mát và thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Loại vải này được nữ giới ưa chuộng hơn, ứng dụng nhiều trong trang phục công sở như suit, váy.
- Kaki Polyester: Trái ngược với Kaki Cotton, chất liệu này được dệt từ sợi tổng hợp nhân tạo. Đặc điểm của loại vải này là chống ẩm, chống cháy, không co giãn khi giặt nhiều lần, thường được ứng dụng trong đồng phục bảo hộ lao động, tạp dề, mũ nón, balo…
Ưu điểm
- Ưu điểm lớn nhất của chất liệu kaki chính là sự bền chắc, tuổi thọ cao, ít co giãn, nhăn và giãn chảy nhờ phương pháp dệt cho ra cấu trúc vải chắc chắn.
- Vải kaki rất dễ nhuộm và bền màu, hạn chế được tối đa tình trạng ra màu trong quá trình giặt.
- Nhờ vào cấu trúc chắc chắn mà chất liệu kaki rất dễ tạo hình trong thiết kế và thực hiện trang phục may mặc.
Khuyết điểm
- Do đặc điểm chất liệu cứng cáp nên vải kaki chỉ được ứng dụng trong một số loại trang phục đòi hỏi form cứng như vest, suit, quần áo công sở… mà không phù hợp với những thiết kế đa dạng và cầu kỳ.
- Kaki 100% cotton có giá thành khá cao. Để khắc phục khuyết điểm này, người ta thường pha thêm sợi tổng hợp nhân tạo giúp chất liệu trở nên đa dạng hơn và giá thành rẻ hơn...
3. Vải Denim/Jeans
Chiếc quần jeans đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1873 dưới bàn tay tài hoa của “cha đẻ” Levis Strauss, với mục đích ban đầu là dành cho những người đào vàng bởi sự bền bỉ, không sờn rách của chất liệu. Đến tận sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiếc quần jeans mới được linh Mỹ du nhập vào châu Âu, trở thành biểu tượng của tự do không ràng buộc của giới trẻ. Sự phổ biến của loại vải này vẫn được duy trì cho tới thế kỷ XXI, là item yêu thích bởi nhiều độ tuổi và tầng lớp khác nhau. Dưới bàn tay của các nhà thiết kế nổi tiếng, các sản phẩm từ chất liệu jeans ngày càng đa dạng và phong phú về màu sắc cũng như thiết kế, là một trong những icon không thể thiếu trong thời trang.
Vải denim khó mài mòn và sờn rách
Dựa vào độ co giãn và thành phần vải, người ta chia jeans thành các loại như sau:
- Skinny jeans (jeans thun): Có khả năng co giãn tốt, dáng quần thẳng đứng, ống nhỏ, ôm sát cơ thể người mặc.
- Jeans cotton: Thành phần kết hợp hai chất liệu jeans và cotton nên có độ co giãn thấp, dễ nhăn, dáng quần ống lớn.
- Jeans cotton pha poly: Ngoài cotton và jeans, chất liệu này có pha thêm poly nhằm giảm độ nhăn và giảm giá thành. Tuy nhiên loại vải này thô và nóng, không thoải mái khi mặc.
- Jeans tái chế: Loại vải này được tổng hợp từ các chất liệu tái chế, thường pha thêm 35% tới 65% poly cho nên giá rẻ nhất trong 4 loại trên nhưng rất nóng và bí, không phù hợp sử dụng hàng ngày.
Ưu điểm
- Jeans được đánh giá là một trong những loại vải có độ bền cao nhất, khó mài mòn và sờn rách. Tuổi thọ của sản phẩm jeans có thể lên đến 10 năm nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách.
- Ưu điểm lớn thứ hai của vải jeans chính là sự thoáng mát vào mùa hè và giữ nhiệt tốt vào mùa đông. Đó là lý do jeans được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi mọi lứa tuổi và tầng lớp.
- Với sự đa dạng kiểu dáng, thiết kế và thành phần chất liệu, jeans tạo phong cách cá tính và chất riêng cho người mặc. Jeans đã, đang và sẽ luôn là những item yêu thích và không thể thiếu của giới thời trang.
Khuyết điểm
- So với các chất liệu vải phổ biến khác thì jeans có độ co giãn khá kém, ít được ứng dụng trong các loại trang phục vận động hoặc thể thao.
- Vì chất liệu tương đối dày nên jeans không thể khô nhanh bằng các chất liệu khác; khá bất tiện khi sử dụng vào mùa mưa hoặc mùa đông.
4. Vải Linen
Linen hay còn gọi là vải lanh là một trong những chất liệu lâu đời nhất trên thế giới, được dệt từ sợi trong thân cây lanh. Các sợi vải lanh chắc chắn và mướt hơn cotton, được dệt chặt tay và tương đối to, có thể nhìn thấy sợi vải trên bề mặt cũng như cảm nhận bằng tay rất rõ.
Chất liệu linen thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn đối với cả trẻ nhỏ, do đó loại vải này cực kỳ được ưa chuộng vào mùa hè.
Vải lanh không thích hợp để nhuộm màu. Màu nguyên bản của chúng thường là trắng ngà, nâu mộc, nâu vàng, be hoặc xám.
Vải linen thoáng mát và thấm mồ hôi tốt
Dựa vào đặc tính, có thể chia chất liệu linen thành các loại sau:
- Linen bột: là chất liệu linen đặc trưng với đặc tính mềm nhưng dễ nhũn. Vì vậy sau một vài lần giặt loại vải này sẽ bị xuống màu khá nhanh.
- Linen ướt: Chất vải mềm mịn nhưng dễ co rút và nhão sau nhiều lần giặt, độ bền không cao.
- Linen tưng: Chất dày dặn, mướt hơn, giữ màu tốt hơn, độ bền cao hơn so với hai loại trên, tuy nhiên tương đối dễ nhăn.
- Linen lụa: Loại vải này có thành phần lanh pha lụa với tỷ lệ thông thường là 70% lanh và 30% lụa, mang đầy đủ ưu điểm của cả hai loại chất liệu. Linen lụa thường được ứng dụng trong ngành may mặc với những sản phẩm cao cấp như khăn choàng, áo dài, đồ công sở…
Ưu điểm
- Thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt chính là ưu điểm lớn nhất của chất liệu lanh – chất liệu của mùa hè.
- Linen có khả năng chịu nhiệt tốt, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt và ánh nắng mặt trời nên có khả năng ứng dụng tốt trong trang phục chống nắng.
- Linen có đặc tính kết cấu vô cùng chắc chắn và bền vững nếu sử dụng và bảo quán đúng cách. Cộng thêm nguồn gốc từ thiên nhiên, linen là một trong những loại vải lành tính đối với cả người sử dụng lẫn thân thiện với môi trường.
Khuyết điểm
- Ngoài độ bóng mượt và thấm hút mồ hôi tốt, nhược điểm lớn nhất của chất liệu lanh chính là dễ nhăn, đặc biệt là sau khi giặt.
- Có nguồn gốc từ sợi thân cây lanh, sợi vải lanh được dệt với độ dài chỉ từ khoảng 25mm tới 150mm, sợi vải dệt ngắn và chắc nên độ đàn hồi không cao, sau một thời gian sử dụng sẽ thấy bề mặt bị xù lông và vón cục nếu bị ma sát nhiều.
Để tìm được những mẫu áo thun đồng phục chất lượng, hãy liên hệ ngay với đồng phục Zumi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và báo giá tốt nhất.
ĐỊA CHỈ & THÔNG TIN CÔNG TY
VPGD: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang. Quận 1
Xưởng may: 41/39 Đường Số 2. P Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân
Hotline: 0903 132 585 – 0932 087 770
Email: kinhdoanh@zumi.com.vn
Website: https://zumi.com.vn
Chuyên Áo Thun Đồng Phục, Áo Công Ty, Áo Khoác.
Chuyên Áo Nhà Hàng, Áo Quán Ăn... Áo Nhóm, Áo Lớp,Áo Team Building , Áo Thun Thời Trang ...
➡ Xưởng may trực tiếp, khép kín cắt, in, thêu, may - không qua trung gian.
➡ Uy Tín, Chất Lượng với Giá cả siêu cạnh tranh.
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.